Bóng Đá Tây Ban Nha

Mùa đông thị thường bán hết một chõ x&o banthang

【banthang】Cái lạnh muộn màng

Mùa đông thị thường bán hết một chõ xôi,áilạnhmuộnmàbanthang rồi trở về nhà chở con đi học bằng chiếc xe đạp. Hôm nay trời lạnh nhà trường thông báo nghỉ. Chưa có năm nào cái rét lại đến muộn như năm nay. Mười bốn tháng chạp chiếc áo dày nhất mới được mang ra dùng.

Cái lạnh muộn màng - Truyện ngắn dự thi của Lê Trung Cường (Hải Phòng) - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Shutterstock

Thị đẩy chiếc xe chở chõ xôi còn đang bốc khói nghi ngút ra phố. Trời càng lạnh thì xôi của thị càng đắt hàng. Biến đổi khí hậu, ngày nóng nhất cũng nóng hơn và ngày lạnh nhất cũng lạnh hơn. Chỉ có những người làm việc ngoài trời như thị mới hiểu được điều đó. Mặc dù cái lạnh năm nay đến chậm nhưng rất kinh khủng. Nó bắt bọn trẻ phải nghỉ học tới một tuần. Việc chưa từng có ở trong thành phố xưa nay. Thằng nhỏ ở nhà một mình, thị muốn nhanh hết hàng để về với con. Trời lạnh nhiều người mua xôi thị lại muốn thổi nhiều để bán lấy lãi. Rét đậm thị thường bán được gấp ba lần ngày thường. Sắp đến tết rồi, thị muốn có thêm chút tiền mua cho con bộ quần áo mới rồi dẫn nó đi thăm hắn trong trại cải tạo.

Sáu năm tù giam, hắn đã thụ án được bốn năm rồi. Từ khi có thằng nhỏ, đôi chân của thị như dẻo ra. Nó không còn đau mỏi khi trở trời. Thị bước đi cũng nhanh nhẹn hơn. Không biết khi trở về hắn có còn yêu thị nữa không? Tội phạm nhưng hắn vẫn là chàng trai khỏe mạnh. Hoàn thành nghĩa vụ cải tạo hắn có thể đến những nơi mà ở đó người ta không biết hắn là ai. Mãi mãi thị vẫn là một người phụ nữ khiếm khuyết, cho dù có đi tới đâu thì thị vẫn không thể thay đổi. Khiếm khuyết như thị mà được hắn yêu là hạnh phúc lắm rồi. Cho dù ngày mai hắn có thế nào thì thị cũng đã có một đứa con.

Không lúc nào thị quên ngày hai người gặp nhau. Hắn là tay thợ hồ thuê nhà trong hẻm nhà thị. Hôm đó những thùng xốp thị chứa đất trồng rau trong sân bị bọn trẻ trong xóm đưa ra ngoài vị trí. Thị đi làm về không có chỗ dắt xe vào nhà. Hắn nhìn thấy tự nguyện sang giúp thị, đẩy lại chỗ cũ. Cảm động thị mời hắn vào nhà uống nước. Thế là họ quen nhau. Gạo nấu thành cơm thị mới biết hắn là tội phạm, đang chạy trốn pháp luật.

Những ngày có hắn ở trong nhà, mặc dù lúc nào cũng phải canh chừng công an nhưng là những ngày hạnh phúc nhất đời thị cho đến lúc này. Hắn dầm mình xuống hố ga khơi thông cho cống nước nhà thị. Hắn trèo lên mái nhà sửa lại viên ngói dột. Hắn vá lại cho thị chỗ nền nhà bị lún sụt… Hắn phạm tội ở đâu thì thị không biết. Thị chỉ biết rằng khi ở trong nhà mình hắn là người chồng có trách nhiệm. Thẳng nhỏ ra đời cùng với lúc hắn bị công an sở tại phát hiện. Đoàn công tác tới nhà đúng lúc hắn đang đánh vật với chậu tã lót và quần áo của thị. Hắn tươi cười đón khách vào nhà, coi đoàn công tác như những người bà con xa tới thăm. Thị không hiểu tại sao lúc đó hắn không chạy, như rất nhiều lần thấy bóng công an. Lý do sợ thằng nhỏ giật mình mà hắn giải thích không có thuyết phục.

Thương thị tàn tật phải nuôi con một mình và từ khi hắn lưu trú trong xóm không có chuyện gì xảy ra, ông trưởng công an quận không bắt hắn ngay mà cho hắn được ở nhà phục vụ vợ con đến khi thằng nhỏ sáu tháng tuổi. Mặc dù hai người chưa có giấy đăng ký kết hôn nhưng giữa họ đã có sợi dây ràng buộc là thằng nhỏ. Lúc nó được hơn năm tháng, thị lại khuyên hắn bỏ trốn. Hắn ôm hai mẹ con vào lòng, nói với thị:

- Trốn đến khi nào đây? Bây giờ anh bỏ trốn sẽ liên  lụy tới rất nhiều người. Họ đối xử với mình bằng tình, mình không thể làm ảnh hưởng tới họ. 

Hắn muốn ám chỉ ông trưởng công an quận. Thị gục đầu vào vai hắn:

- Em không muốn con mình là con của một phạm nhân. Anh đi lên Tây nguyên, em có người nhà ở đó. Họ sẽ giúp đỡ anh.

Hắn kiên quyết không chịu. Hắn gọi điện nhờ mẹ vào chăm sóc thị. Đúng hẹn, hắn tự đi tới cơ quan công an. Sau phiên tòa, thị được mẹ hắn đón về thành phố này. Quãng thời gian ở bên bà tuy ngắn ngủi nhưng thị cũng cảm nhận được tình mẫu tử. Thủa nhỏ thị sống thiếu mẹ, lớn lên lại mồ côi cha. Thị không muốn con mình phải thiếu thốn tình cảm. Dành dụm được tiền là thị lại đưa con vào trại thăm bố nó.

Trước khi trời lạnh mưa dầm có kèm theo nắng nhẹ suốt mấy ngày, khiến cây cỏ lầm tưởng mùa xuân sắp tới rồi. Chúng uống nước nẩy chồi non. Thảm cỏ bên đường đã điểm màu xanh. Bốn năm thị đã quen với mùa đông miền Bắc. Trước khi mất, mẹ chồng đã kịp đặt cho thị chiếc xe đẩy vì đôi chân của đứa con dâu không thể quẩy gánh được như bà.

Mở trang lịch mới hai sáu tháng chạp là lập xuân. Từ khi ra Bắc chưa một lần thị trở lại thăm quê. Thị nhớ cái nắng của phương nam. Nếu ngày mai hắn về mà đồng ý cả nhà sẽ vào đó ở. Miền Nam người ta không để ý, hắn sẽ không phải mặc cảm về quãng thời gian lầm lỡ của mình.

Tới tháng chạp, thời tiết không lạnh lắm, nghĩ năm nay mùa đông không có rét. Trời nồm đưa nước vào phòng nham nháp tựa mùa xuân. Thị đã vui vì không phải nghỉ ở nhà trông con. Thương thị vất vả, bà hàng xóm trông thẳng nhỏ hộ tuần hai buổi thứ bảy, chủ nhật. Đó là những ngày con gái bà ở nhà tự trông con của mình. Nhà trường nghỉ ngoài kế hoạch, thị thường phải để con ở nhà một mình.

Xem dự báo thời tiết thấy có không khí lạnh, chẳng ai nghĩ nó lại dữ dằn như thế. Ngày đầu tiên khí lạnh về Sapa đã có tuyết rơi. Một hiện tượng cũng hiếm thấy ở những mùa đông trước. Đỉnh đồi Thiên Văn (Kiến An) hun hút gió. Trạm khí tượng Phù Liễn báo chưa đầy 7 độ. Mức nhiệt cũng hiếm thấy ở Hải Phòng. Chõ xôi của thị mỗi ngày một đắt như tôm tươi. Ngày đầu bán được ba chõ, ngày thứ hai thị nấu hẳn năm chõ bán cả ngày cũng hết. Ngày thứ ba thị nâng lên bảy chõ cũng sạch bong.

Giờ tan tầm, đi làm về đường phố thưa người. Quán cóc vỉa hè vắng khách. Cốc nước trà nóng không xua nổi cái lạnh cắt da. Ai cũng mau chóng trở về nhà mình trước khi trời tối. Nhiều người vội về còn cho thị luôn cả tiền thừa. Mây đen như tấm vải nhung trùm kín không gian, gói cái lạnh không để nó thoát ra ngoài vũ trụ, làm mặt đất càng rét buốt hơn. Thị cho con ngồi bên bếp lửa để đuổi đi giá lạnh. Mưa rả rích suốt trung tuần tháng chạp. Mưa rào giữa mùa đông cũng là chuyện hiếm thấy. Đôi khi còn có cả tiếng sấm nhẹ trên bầu trời. "Tháng mười sấm rạc/ tháng chạp sấm dậy". Nói vậy nhưng từ khi ra Bắc đến giờ chẳng khi nào thị nghe thấy tiếng sấm trong tháng phủ mật.

Thị dầm mình trong cái lạnh trên vỉa hè. Giữa cái lạnh rét buốt, cả người thị tự nhiên lại nóng bừng. Nhìn xuống chõ xôi mới vơi một nửa. Bị lạnh lát nữa về nhà uống cốc trà gừng là khỏi thôi. Nặng thì ăn vài lát gừng sống cũng qua. Bài thuốc thị học được ở mẹ chồng lúc bà còn sống.

Chiếc taxi dừng lại bên vỉa hè tưởng là khách mua xôi, thị đon đả chào mời. Nhìn thấy con mình trong xe, thị ngã ngửa người ra. Đôi chân không nâng nổi thị đứng dậy. Người lái xe phải ra đỡ thị lên ghế. Bên cạnh là bà hàng xóm đang ôm đứa con trai của thị trong lòng. Ông tổ trưởng dân phố ngồi ghế trên giục lái xe chạy nhanh tới bệnh viện. Rất may là thằng nhỏ chỉ bị bỏng nhẹ ở tay. Bác sĩ sơ cứu xong, nằm viện một ngày là được về nhà. Số tiền lãi thị thu được trong mấy ngày rét buốt không đủ thanh toán tiền thuốc cho con. Hơn không bõ hao. Nhưng may mắn nhất là con thị không bị bỏng nặng.

Phát hiện ra khói từ nhà thị, biết có thằng nhỏ ở trong, bà hàng xóm vừa kêu la vừa chạy vào bế nó ra. Bà cùng ông tổ trưởng đưa con thị đi bệnh viện. Khi những người hàng xóm khác cùng đội cứu hỏa dập được lửa thì nhà thị đã bị thiêu rụi quá nửa. Nếu bà hàng xóm hôm đó không có nhà hoặc không đến kịp thì con trai thị sẽ ra sao? Thị thấy trách nhiệm của mình với con chưa được chu toàn. Đứa con thị mong đợi, khát khao bao năm, thế mà… Thị tự tay tát vào mặt mình.

Tổ dân phố giúp sửa lại cũng phải mất nửa tháng hoặc hàng tháng mới xong. Để tiết kiệm tiền công, họ vận động những người nghỉ hưu còn sức khỏe ra làm. Cả khu đều biết chồng thị là phạm nhân mà chẳng ai nhắc đến. Họ coi như hắn đi làm ăn xa. Ai cũng cố gắng làm việc để mẹ con thị được đón mùa xuân trong căn nhà của mình. Khi nào hắn mãn hạn trở về, thị sẽ khuyên hắn nên ở lại đây. Khó khăn thị mới thấy được cái tình của khu phố. Thị tranh thủ thời gian con được nghỉ học đưa nó tới trại thăm cha. Thứ hai đầu tuần đường vẫn thưa người đi. Lên xe lại chật cứng đông hơn mọi ngày. Trời lạnh khiến người ta tham gia phương tiện giao thông công cộng nhiều hơn. Suốt quãng đường đi thị luôn hy vọng bốn năm qua hắn cải tạo tốt sẽ được ân xá trong đợt này. Hắn sẽ về ăn tết cùng với gia đình.

Cái lạnh muộn màng - Truyện ngắn dự thi của Lê Trung Cường (Hải Phòng) - Ảnh 2.

Thể lệ

Sống đẹp với tổng giải thưởng lên đến 448 triệu đồng

Với chủ đề Trái tim yêu, bàn tay ấm, cuộc thi Sống đẹplần thứ 3 là sân chơi hấp dẫn cho các nhà sáng tạo nội dung trẻ. Bằng việc đóng góp những tác phẩm thể hiện thông qua các loại hình như bài viết, ảnh, video... có nội dung tích cực, nhiều cảm xúc cùng cách trình bày hấp dẫn, sinh động phù hợp với các nền tảng khác nhau của Báo Thanh Niên.

Thời gian nhận bài: từ 21.4 - 31.10.2023. Ngoài hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, truyện ngắn, năm nay còn mở rộng thêm hạng mục dự thi gồm ảnh và video trên YouTube.

Cuộc thi Sống đẹplần thứ 3 của BáoThanh Niênđề cao các dự án cộng đồng, hành trình thiện nguyện, việc làm tốt của các cá nhân, doanh nhân, tập thể, công ty, doanh nghiệp trong xã hội và đặc biệt là đối tượng các bạn trẻ ở thế hệ gen Z hiện nay nên có riêng một hạng mục dự thi do ActionCOACH Việt Nam tài trợ. Sự xuất hiện của các khách mời đang sở hữu tác phẩm nghệ thuật, văn chương, nghệ sĩ trẻ được người trẻ yêu mến cũng giúp cho chủ đề của cuộc thi lan tỏa một cách mạnh mẽ, tạo sự đồng cảm của giới trẻ.

Về bài viết dự thi: Các tác giả có thể tham gia theo hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, phản ánh câu chuyện người thật, việc thật và bắt buộc phải có hình ảnh nhân vật kèm theo. Bài viết thể hiện nội dung về một nhân vật/tập thể đã có những hành động đẹp, thiết thực giúp đỡ cá nhân/cộng đồng, lan tỏa những câu chuyện ấm áp, nhân văn, tinh thần sống lạc quan, tích cực. Riêng truyện ngắn dự thi, nội dung có thể sáng tác từ câu chuyện, nhân vật, sự việc… sống đẹp có thật, hoặc hư cấu. Bài viết dự thi được viết bằng tiếng Việt (hoặc tiếng Anh đối với người nước ngoài, ban tổ chức đảm nhận việc chuyển ngữ) không quá 1.600 chữ (riêng truyện ngắn không quá 2.500 chữ).

Về giải thưởng: Cuộc thi có tổng giá trị giải thưởng gần 450 triệu đồng.

Trong đó, ở hạng mục bài viết ký sự, phóng sự, ghi chép có: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 2 giải nhì: mỗi giải trị giá 15.000.000 đồng; 3 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 5 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 3.000.000 đồng.

1 giải bài viết được bạn đọc yêu thích (bao gồm lượt xem và lượt like trên Thanh Niên Online): trị giá 5.000.000 đồng.

Với thể loại truyện ngắn: Giải thưởng dành cho tác giả có truyện ngắn dự thi: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 1 giải nhì: trị giá 20.000.000 đồng; 2 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 4 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 5.000.000 đồng.

Ban tổ chức còn trao 1 giải thưởng dành cho tác giả có bài viết về doanh nhân sống đẹp: trị giá 10.000.000 đồng và 1 giải thưởng dành cho tác giả viết về 1 dự án thiện nguyện nổi bật của nhóm/tập thể/doanh nghiệp: trị giá 10.000.000 đồng.

Đặc biệt, ban tổ chức sẽ chọn ra 5 nhân vật được vinh danh do ban tổ chức bình chọn: trao tặng 30.000.000 đồng/trường hợp; cùng rất nhiều giải thưởng khác.

Bài, ảnh và video tham gia dự thi, bạn đọc gửi về địa chỉ: [email protected] hoặc qua đường bưu điện (Chỉ áp dụng cho hạng mục dự thi Bài viết và Truyện ngắn): Tòa soạn Báo Thanh Niên: 268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM (ngoài bì thư ghi rõ: Tác phẩm tham dự cuộc thi SỐNG ĐẸP lần 3 - 2023). Thông tin và Thể lệ chi tiết được đăng trên chuyên trangSống đẹpcủa BáoThanh Niên.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap